Tháng 5 đang là tháng mùa vải nở rộ, chứa chan khắp các chợ. Thành phần dinh dưỡng của quả vải rất phong phú, rất nhiều người thích ăn, trong mổi 100g cơm vải có chứ 0.7g Protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg Magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác. Nhưng ăn vải cũng có những điều cấm kỵ và để ăn vải để không bị sinh hỏa, cần lưu ý: 1. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được kết nạp ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở dạng tươi ngọt nhạt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng. 2. Dùng nước muối ngâm Đem quả vải bóc hết vỏ (để ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được đa số tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được. 3. Trước khi ăn vải uống chút nước muối Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. Hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. Như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. 4. Ăn quả vải ở cây phía đông Vải khi được ánh nắng ác vàng chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng dữ phía tây, quả thật là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt. Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Do quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng. 5. Ăn cả lớp màng trắng Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoại giả chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa. 6. Một lúc không nên ăn quá nhiều Để ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, tay chân mỏi rời rã, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải. Theo Dân Trí |